Ảnh hưởng Truyện_kể_Genji

Là một sáng tác đỉnh cao của văn xuôi Nhật Bản mọi thời đại, Truyện kể Genji có vị trí đặc biệt trong văn học thời kỳ Heian nói riêng và dòng chảy văn học Nhật Bản nói chung. Trước Truyện kể Genji, không có truyện nào có thể sánh bằng, mà văn học về sau đều chịu ảnh hưởng nhất định từ tác phẩm này[9]. Kể từ khi xuất hiện Genji monogatari, văn học Nhật Bản bao giờ cũng hướng đến với nó và đã có nhiều tác phẩm bắt chước. Có thể tìm thấy sự ảnh hưởng đó trong trường hợp của các tiểu thuyết lịch sử như Truyện tướng Sagoromo (Sagoromo monogatari) miêu tả chuyện tình ái của võ quan Sagoromo Taishō; Truyện vinh hoa (Eiga monogatari) nói về dòng họ Fujiwara no Michinaga; tiểu thuyết Một đời trai đắm sắc (Kōshoku ichidai Otoko) của Ihara Saikaku (1642-1693); Genji giả, Murasaki ruộng (Nise Murasaki Inaka Genji) của Ryūtei Tanehiko (1783-1842) mô phỏng Truyện kể Genji với những nhân vật đóng vai quê mùa v.v. Ngay cả các nhà văn cận kim và hiện kim hàng đầu như Higuchi Ichiyo (1872-1896), Akutagawa Ryūnosuke (1892-1927), Tanizaki Jun'ichirō (1886-1965) đều ái mộ ngữ vựng, cách diễn tả và đề tài của Genji, đem nó vào tác phẩm của mình[9].

Văn hào Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học Kawabata Yasunari (1899-1972) là người chịu ảnh hưởng sâu sắc niềm bi cảm aware của Truyện kể Genji, trở thành một phần của hệ thống mỹ học thực hành[15] Kawabata Yasunari và biểu hiện rõ rệt trong nhiều sáng tác của ông[16]. Trong Diễn từ Nobel mang tên Sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản (Utsukushi Nihon no watakushi, 1968)[17] Kawabata đã viết: ...vào thế kỷ thứ X xuất hiện một tác phẩm tuyệt vời và mang tinh thần hiện đại như vậy là một điều kì diệu của cả thế giới. Thuở nhỏ tôi không giỏi tiếng Nhật cổ lắm, nhưng dù sao tôi cũng đã đọc văn học Heian, và tôi rất thích tác phẩm này.

Những sáng tác từ hậu kỳ Heian cho tới ngày nay trong đủ các thể loại văn học và sân khấu như thi ca (các thể thơ waka); kịch nghệ (các bài ballad hay dao khúc tuồng )[9]; thậm chí nhiều loại hình nghệ thuật từ nghệ thuật ứng dụng (tranh thủy mạc, tranh cuộn) đến nghệ thuật bài trí vườn cảnh, đều tìm thấy trong Genji cội nguồn của cảm hứng cái đẹp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyện_kể_Genji http://jti.lib.virginia.edu/japanese/genji/ http://www.tokugawa-art-museum.jp/english/index.ht... http://web.archive.org/web/20080314050049/http://w... http://web.archive.org/web/20080314203013/http://s... http://web.archive.org/web/20080411021943/http://w... http://www.taleofgenji.org/ http://webworld.unesco.org/genji/en/about.shtml http://webworld.unesco.org/genji/en/index.shtml http://webworld.unesco.org/genji/en/part_2/34-128.... https://www.imdb.com/title/tt0043580/